blog-post-image

Điều trị thoát vị bẹn: Nên mổ nội soi hay mổ hở?

Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn là phương pháp ít xâm lấn, độ chính xác cao hơn so với phương pháp mổ hở có nhiều nguy cơ phẫu thuật. Do đó, trong trường hợp không có chống chỉ định thì mổ nội soi thoát vị bẹn sẽ là phương pháp được ưu tiên dùng.

1. Tìm hiểu về thoát vị bẹn

Các cơ quan nội tạng trong bụng của chúng ta được giữ cố định bằng lớp cơ thành bụng. Tuy nhiên, lớp cơ này có thể bị yếu đi ở vị trí nào đó làm cho nội tạng bên trong bụng bị nhô ra khỏi lớp cơ thành bụng, tình trạng này gọi là bệnh lý thoát vị. Nội tạng thoát vị sẽ tạo thành chỗ phồng trên cơ thể.

Thoát vị bẹn là căn bệnh không hiếm gặp. Bệnh nhân bị thoát vị bẹn thường chỉ bị đau tức hay khó chịu. Tuy nhiên, những biến chứng của bệnh, như thoát vị kẹt, thoát vị nghẹt lại vô cùng nguy hiểm.

Bệnh cũng có thể là yếu tố thuận lợi gây teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Ở phụ nữ, tuy thoát vị bẹn không ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, nhưng khi đã mang thai, áp lực ổ bụng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Thoát vị bẹn tuy không khó chữa, nhưng cũng không thể tự khỏi. Do đó, bệnh nhân cần được mổ thoát vị bẹn sớm để ngăn ngừa biến chứng.

2. Các phương pháp mổ thoát vị ben

Phương pháp điều trị triệt để bệnh thoát vị bẹn là phẫu thuật. Phẫu thuật thoát vị bẹn bằng cách đóng lại lỗ thoát vị và tái tạo lại thành bụng bằng cách đặt tấm lưới là phương pháp được sử dụng phổ biến. Với vết mổ to, xâm lấn, đặc biệt là khi mổ hở, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số nguy cơ phẫu thuật như:

  • Các biến chứng tắc nghẽn mạch: tắc tĩnh mạch chi dưới, nghẽn khí mạch phổi
  • Các biến chứng chảy máu, vết thương mạch máu, máu tụ
  • Nhiễm trùng vết mổ, đường truyền, các ống dẫn lưu
  • Các vết thương trên ống tiêu hóa, tắc ruột thứ phát
  • Biến chứng muộn:
    • Đau kéo dài, thường sẽ giảm dần đi sau 2 năm và thường hay xảy ra hơn trong phẫu thuật mở qua đường trực tiếp phía trước.
    • Giảm cảm giác phía dưới sẹo mổ ở phẫu thuật mở hay mặt ngoài đùi trong phẫu thuật nội soi có thể do kích thích hay tổn thương thần kinh cảm giác vùng.
    • Thoát vị tái phát (khoảng 2% trong các phẫu thuật tăng cường sức bền thành bụng có đặt lưới).

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn cơ bản:

  • Mổ hở truyền thống: Trước kia, bệnh thoát vị bẹn được điều trị bằng phương pháp mổ hở truyền thống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phẫu thuật cao, bệnh nhân phải chịu vết mổ dài, chưa kể nhiều khả năng bỏ sót thoát vị bẹn bên đối diện.
  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Phẫu thuật ít xâm hại bao gồm phẫu thuật bằng robot (robotic surgery) và phẫu thuật nội soi kinh điển (phẫu thuật ít xâm hại không robot). Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn ít xâm hại, độ chính xác cao mang lại nhiều lợi điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, thời gian nằm viện ngắn, thời gian phục hồi nhanh, ít sẹo, ít mất máu, cải thiện kết quả điều trị.

Thoát vị bẹn

Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn ít xâm hại, độ chính xác cao

3. Phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn

Ưu điểm lớn nhất của phẫu thuật ít xâm lấn là phẫu thuật viên dễ dàng nhận thấy ống dẫn tinh và mạch máu nuôi tinh hoàn, đồng thời có thể khâu lại ống phúc tinh mạc (nguyên nhân gây thoát vị bẹn ở trẻ em) mà không đụng chạm đến ống dẫn tinh hoặc mạch máu nuôi tinh hoàn. Chính vì vậy phẫu thuật ít xâm lấn tránh được 2 biến chứng nguy hiểm là tắc ống dẫn tinh hoặc teo tinh hoàn, những biến chứng có thể gặp trong khi mổ mở.

Để đăng ký khám và điều trị thoát vị bẹn với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, Khách hàng vui lòng đặt lịch khám trực tiếp tại website để được phục vụ.

Đặt trước sẽ giúp quý khách chủ động thời gian, nhanh chóng được tư vấn và khám chữa bệnh

Các bạn liên hệ qua số điện thoại 0834338886: Xin gọi điện thoại hoặc nhắn tin để được trả lời nhanh nhất có thể.

Hoặc các bạn có thể đăng ký khám trực tiếp TS.BS Nguyễn Đình Liên tại phòng 245, khoa khám bệnh theo yêu cầu, nhà E, BV E, 87- Trần Cung - Cầu Giấy - Hà Nội.

 

 

--