Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Thoát vị bẹn gặp khá phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh thoát vị bẹn ở bé trai nhiều hơn bé gái. Nguyên nhân của bệnh này là do còn ống phúc tinh mạc. Thoát vị bẹn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và không ảnh hưởng gì tới việc có con. Phương pháp điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật.
1. Thoát vị bẹn là gì?
1.1. Đặc điểm của thoát vị bẹn
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ.
- Cảm thấy đau tức vùng bẹn bìu, một bên bìu to lên không gây đau và tình trạng này thường diễn ra không liên tục.
- Khi hạn chế vận động, nằm nghỉ thì không còn cảm giác tức vùng bẹn và khối bìu giảm xuống.
Ðiều này dễ gây chủ quan cho người bệnh và khi bệnh nặng gây đau đớn do ruột sa xuống chèn ép các cơ quan trong khoang bụng thì bệnh đã có biến chứng nguy hiểm như thoát vị nghẹt, dễ gây hoại tử ruột.
1.2. Nguyên nhân của thoát vị bẹn
Nam giới hay mắc thoát vị bẹn, do vùng bẹn là điểm có một khe nhỏ trước kia là đường để hột tinh hoàn tụt xuống nơi ở cố định là túi bìu. Thông thường, đường này chỉ còn có các mạch máu đi qua để nuôi dưỡng tinh hoàn. Nhưng nếu lỗ bao quanh động mạch không kín hoặc quá yếu, một đoạn ruột có thể lọt vào và thoát ra ngoài ổ bụng xuống bìu gọi là thoát vị bẹn.
2. Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn khác nhau được áp dụng trong điều trị thoát vị bẹn là nội soi và mổ hở.
- Mổ hở: Là phương pháp phẫu thuật mà các bác sĩ sẽ tạo một vết cắt duy nhất, qua đó bịt kín chỗ thoát vị và củng cố vững chắc thành bụng.
- Mổ nội soi: Đây là phương pháp ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn so với mổ hở. Theo đó, các bác sĩ sẽ tạo một vài vết cắt nhỏ ở vùng cần phẫu thuật, sau đó đưa các dụng cụ đặc biệt vào để bịt kín khối thoát vị.
Với kỹ thuật mổ thoát vị bẹn hiện nay, bệnh nhân sẽ có được vết mổ nhỏ, nằm theo nếp lằn bụng dưới nên thẩm mỹ đẹp. Thời gian nằm viện điều trị thoát vị bẹn trung bình là hai ngày. Phẫu thuật thoát vị bẹn hầu như rất ít rủi ro. Tuy nhiên khoảng 2 – 4% trường hợp bị tái phát trong vòng 3 năm. Bên cạnh đó còn có các nguy cơ tiềm ẩn khác như: Thiệt hại cho các ống dẫn tinh - ống mang tinh trùng đến tinh hoàn, đau tê ở vùng bẹn...
Thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
3. Biến chứng của thoát vị bẹn
- Nghẹt hoại tử ruột: Khoảng 20% bệnh nhân có thể bị nghẹt ruột ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường gặp ở những trường hợp thoát vị bẹn ở bé trai và khoảng 60% số bị thoát vị bẹn nghẹt hay xảy ra trong 3 tháng đầu sau đẻ. Đây là trường hợp ruột hoặc mạc treo của ruột không chạy vào lại ổ bụng được, bị nghẹt tại vùng cổ túi hoặc do bị xoắn, dẫn đến thiếu máu nuôi, nếu không can thiệp phẫu thuật kịp thời thì ruột và mạc treo ruột sẽ bị hoại tử.
- Thoát vị bẹn kẹt, do tạng thoát vị chui xuống nhưng không đẩy lên được do dính vào túi thoát vị hoặc do tạng trong túi dính với nhau. Thoát vị bẹn kẹt thường gây cảm giác vướng víu và dễ bị chấn thương hơn.
- Chấn thương khối thoát vị do khối thoát vị lớn và xuống tương đối thường xuyên, bị chấn thương từ bên ngoài gây nên dập, vỡ các tạng bên trong...
- Rối loạn tiêu hoá, gây chậm lớn trong những trường hợp thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ.
- Thoát vị bẹn còn là yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn.
4. Cách phát hiện sớm thoát vị bẹn ở bé trai
- Xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn, bìu với trẻ trai và vùng mu-môi lớn ở trẻ gái. Khối phồng này thường có từ nhỏ, có thể có ngay khi ra đời. Khối phồng này to lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ. Trẻ thường được đưa đi khám ở tình trạng đau, nôn, khối thoát vị không lên được.
Khối phồng ở vùng bẹn to lên khi trẻ ho, khóc, chạy nhảy và thường tự mất khi nằm yên, khi ngủ
- Nắn vào vùng ống bẹn - bìu để tìm túi thoát vị: Sờ được túi thoát vị, bảo bệnh nhân ho, chạy nhảy thì bao thoát vị lại căng, to và chuyển động dọc theo ống bẹn xuống bìu. Trong túi thoát vị có chứa một khối mềm, nắn không đau, có khi nghe thấy tiếng lọc xọc của hơi và dịch trong lòng ruột. Có thể đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được (bên trong túi thoát vị có mạc nối lớn hoặc ruột hoặc buồng trứng ở trẻ gái). Cũng có khi không đẩy túi thoát vị vào ổ bụng được và bệnh nhân đau vùng ống bẹn, kèm theo có thể nôn, bụng trướng, không trung-đại tiện bởi thoát vị bẹn bị nghẹt.
- Khám lâm sàng đơn thuần, có thể phân biệt được với một số bệnh khác như: xoắn tinh hoàn, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tấy vùng ống bẹn-bìu, nang thừng tinh xuất hiện khi nang ở vị trí cao, tràn dịch màng tinh hoàn, u mỡ... là những bệnh cũng hay gặp ở vùng bẹn-bìu và phải chữa trị.
Bệnh viện E quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, tay nghề chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đặc biệt thành thạo từng bước phẫu thuật phức tạp của phương pháp mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn trẻ em.
Bệnh viện E được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến, các phương tiện kỹ thuật đạt chuẩn quốc tế, ngoài ra luôn đảm bảo sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản lý y tế, sẽ giúp ca mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn trẻ em được diễn ra thuận lợi và đảm bảo an toàn.
Hơn nữa trong lĩnh vực phẫu thuật mổ, Bệnh viện E sở hữu trình độ gây tê, gây mê và giảm đau sau mổ rất tốt, hữu ích cho các đối tượng tham gia mổ như trẻ em.
Phương pháp mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn trẻ em đang là phương pháp phẫu thuật tiên tiến nhất hiện nay. Phẫu thuật này đã được áp dụng tại Bệnh viện E.
Đặt trước sẽ giúp quý khách chủ động thời gian, nhanh chóng được tư vấn và khám chữa bệnh
Các bạn liên hệ qua số điện thoại 0834338886: Xin gọi điện thoại hoặc nhắn tin để được trả lời nhanh nhất có thể.
Hoặc các bạn có thể đăng ký khám trực tiếp TS.BS Nguyễn Đình Liên tại phòng 245, khoa khám bệnh theo yêu cầu, nhà E, BV E, 87- Trần Cung - Cầu Giấy - Hà Nội.